Một trong những công trình chống thấm phổ biến hiện nay có thể kể đến công trình chống thấm sàn bê tông. Đặc biệt, đối với các tòa nhà cao tầng hay nhà chung cư là điều vô cùng quan trọng. Bởi ở những khu nhà chung cư lượng nước sinh hoạt nhiều rất dễ xảy ra tình trạng thấm dột giữa các tầng, gây ảnh hưởng đến đời sống những tầng bên dưới. Không những thế, việc thấm dột nhiều sẽ khiến công trình mau xuống cấp khiến việc cải tạo sẽ tốn kém rất nhiều chi phí. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nhiều kiến thức về chống thấm sàn bê tông ngay nhé!
1. Những nguyên nhân gây thấm dột sàn bê tông.
Hiện tượng thấm dột sàn bê tông có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau đây:
Do quá trình thi công đổ bê tông đã không đạt chất lượng: Hỗn hợp bê tông không đảm bảo tạo các lỗ hổng bên trong khối bê tông. Khi đó nước tiếp xúc với sàn bê tông sẽ rất dễ bị thấm hút.
Hoặc có thể do thiết kế tính chịu lực của sàn bê tông chưa chính xác dẫn đến việc sàn bị nứt khiến nước sẽ dễ dàng thẩm thấu qua những vết nứt này.
Ngoài ra, có thể do các hệ thống dẫn nước mắc sự cố rò rỉ.
Do công tác chống thấm sơ sài hoặc bỏ qua quá trình chống thấm để tiết kiệm chi phí cũng là một nguyên nhân khiến sàn bê tông bị thấm dột.
2. Tác hại của việc sàn bê tông bị thấm dột.
Tác hại đầu tiên phải kể đến là khi nước thấm vào bên trong nhà gây mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Bởi từ những vị trí ẩm ướt đó sẽ xuất hiện những vết ố vàng, loang lổ, rong rêu.
Không chỉ thế, khi sàn bị ẩm ướt là môi trường vô cùng thích hợp cho những loại vi khuẩn, vi rút có hại ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của các thành viên trong gia đình.
Nước thấm dột lâu ngày sẽ khiến kết cấu vôi vữa trong công trình bị giảm đi, khiến công trình mau chóng bị xuống cấp.
Cuối cùng, chi phí cho việc xử lý chống thấm sẽ đắt hơn rất nhiều so với chi phí chống thấm ngay từ ban đầu. Vì thế sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí không cần thiết
>>> Read More: Reviews Simple
>> Xem thêm thông tin hữu ích về sơn chống thấm tại: https://sonjymec.com/son-chong-tham-tuong-trong-nha.htm
3. Quy trình thi công chống thấm sàn bê tông đúng cách.
3.1 Chống thấm sàn bê tông bằng keo chống thấm.
Keo chống thấm là vật liệu đã không còn xa lạ gì đối với ngành chống thấm. Chống thấm bằng keo chống thấm sở dĩ được nhiều người sử dụng như vậy bởi nó có những ưu điểm vượt trội như:
Khả năng chống thấm của keo rất tốt giúp ngăn chặn quá trình ẩm mốc, thấm dột trong một thời gian rất dài.
Quy trình thi công đơn giản, thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.
Quy trình chống thấm sàn bê tông bằng keo chống thấm:
Bước 1: Xử lý bề mặt chống thấm
Nếu bề mặt xuất hiện các vết nứt hay lỗ hổng thì việc đầu tiên bạn cần làm là đục rộng vị trí các vết nứt, vị trí bị thấm dột, bị ẩm đó. Sau đó, sử dụng máy hơi hoặc máy hút bụi công suất lớn để làm sạch bụi bẩn bám xung quanh bề mặt.
Bước 2: Bắn keo chống thấm.
Tiếp theo, bạn hãy bắn keo chống thấm vào vị trí đã đục. Bởi keo chống thấm chuyên dụng có khả năng đàn hồi cao mà nhờ đó, các vết nứt gãy có thể được trám kín trong thời gian khá dài.
Bước 3: Quét dung dịch hoặc phụ gia chống thấm.
Sau khi bắn keo vào tất cả các vị trí được đánh dấu ta sẽ tiến hành quét các dung dịch chống thấm hay các chất phụ gia chống thấm lên tren bề mặt nhằm bảo vệ tối đa cho keo chống thấm.
Bước 4: Hoàn thiện.
Cuối cùng bạn hãy tiến hành trát vữa để trả lại nguyên trạng thái ban đầu của sàn bê tông.
3.2 Chống thấm sàn bê tông bằng nhựa đường.
Ngoài vật liệu chống thấm trên thì nhựa đường cũng là một vật liệu được sử dụng nhiều trong thi công chống thấm. Do nhựa đường có độ dẻo dai, độ đàn hồi cao và quan trọng chính là khả năng không thấm hút nước tốt nên nó rất được lòng của nhiều người tiêu dùng. Không những thế, nhựa đường còn có những ưu điểm về:
Khả năng chống thấm nước tốt.
Độ bền của nhựa đường tương đối cao, có thể kéo dài từ 10 đến 20 năm
Bên cạnh đó, giá thành rẻ cũng là một ưu điểm lớn giúp nhựa đường được ưa chuộng như hiện nay.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của quá trình này chính là sự an toàn đối với thợ thi công. Bởi nhựa đường khi nung chảy tạo ra hỗn hợp có nhiệt độ vô cùng cao và nếu không cẩn thận có thể gây bỏng nặng.
Quy trình thi công chống thấm sàn bê tông bằng nhựa đường.
Bước 1: Làm sạch bề mặt.
Bạn có thể sử dụng những dụng cụ vệ sinh chuyên dụng như: máy hút bụi, máy màu để làm sạch bề mặt cần chống thấm.
Bước 2:Thi công chống thấm.
Đầu tiên, bạn phải nung nóng chảy nhựa đường ở nhiệt độ khá cao. Sau đó sử dụng cọ quét đều nhựa đường lên sàn. Bạn nên quét khoảng 3 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 2 giờ để mặt nhựa hoàn toàn khô.
Sau khi quét nhựa xong thì bạn cũng nên quét thêm một lớp phụ gia chống thấm bên trên.
Bước 3: Kiểm tra.
Đợi lớp chống thấm bảo vệ khô hoàn toàn thì bạn có thể thử nước xem có còn thấm hay không. Nếu không còn vấn đề gì thì tiến hành trát vữa.
Trên đây là những kiến thức về chống thấm sàn bê tông. Hy vọng với những kiến thức trên có thể giúp bạn thi công chống thấm thành công.
>> Có thể bạn quan tâm:
Comments